Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước là đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người phát triển toàn diện, có nhân cách, phẩm chất, tư tưởng đạo đức tốt, thông minh sáng tạo, làm chủ khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu đó đã chi phối nội dung, phương pháp dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Điều quan trọng là làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, biết khai thác nội dung bài học một cách khoa học có hệ thống trong quá trình học tập.
Đối với bộ môn Lịch sử mang đặc trưng riêng là chuỗi sự kiện diễn ra trong quá khứ. Do đó giáo viên cần tái hiện sự kiện một cách sinh động cụ thể, để tạo biểu tượng và hình thành khái niệm cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh mô tả, đánh giá, nhận xét, rút ra mối quan hệ nhân quả, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Vậy lịch sử đòi hỏi học sinh không chỉ “biết” mà phải “hiểu” lịch sử quá khứ để xây dựng hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên với những quan niệm sai lầm, học sinh luôn coi nhẹ môn lịch sử, không cần học , chỉ học mang tính chất đối phó. Với những nhận thức sai lệch về môn học, dẫn đến việc học sinh tiếp thu kiến thức cũng như việc giảng dạy bộ môn Lịch sử của GV gặp nhiều khó khăn.
SKKN Lịch sử 9: một số gợi ý giúp học sinh khai thác nội dung bài học thông qua kênh hình môn lịch sử 9.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment