Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...

1. Xuất xứ:


Ch­ương trình Địa lí lớp 9 có nội dung học về Địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội Việt Nam nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế.



Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất…Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình Địa lí 9 THCS mới đòi hỏi kĩ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ.


Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kĩ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kĩ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy môn Địa lý 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là “Kĩ năng vẽ biểu đồ ”. Đây là kĩ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý nói chung và Địa lí 9 nói riêng, nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu đ­­ược về đặc điểm của một đối t­ượng địa lí: cơ cấu, tình hình phát triển… Đây cũng là nội dung được làm nhiều trong các tiết thực hành.


Trong thực tế, đa số học sinh chưa thành thạo kĩ năng nhận biết dạng và vẽ đúng biểu đồ,  phần lớn học sinh lúng túng trong cách nhận dạng biểu đồ. Với kinh nghiệm của bản thân tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề: “Một số kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9”.


Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đ­ưa ra một số ph­ương pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà bản thân đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy trong những năm vừa qua.


2. Nội dung:


2.1. Cơ sở khoa học:


     Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng ( như so sánh sản lượng về độ lớn gữa các đại lượng(như so sánh về sản lượng lương thực của các vùng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế).


Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ ( thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã được xác định lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.


2.2. Cơ sở thực tiễn:


Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy học Địa lí , việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em hình thành được các kĩ năng, hiểu rõ được được công dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững cách phân tích , khai thác những tri thức Địa lí.


Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội dung rất lớn. Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến thức cần lĩnh hội .Và phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ và chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức.


2.3. Khảo sát thực tế:


a. Thực trạng của học sinh trước khi học vẽ biểu đồ:


Đây là 1 số lỗi thường gặp của học sinh khi tiến hành vẽ biểu đồ:


- Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và thiếu.


- Thiếu phần chú giải hoặc phần chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt.


- Đối với biểu đồ hình tròn: chia tỉ lệ không đúng; số ghi trong biểu đồ không ngay ngắn, rõ ràng và viết chữ vào trong biểu đồ.


- Đối với biểu đồ cột: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ; cột đầu tiên vẽ sát trục; trên các cột không ghi giá trị; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.


- Đối với biểu đồ đường- đồ thị: Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ; cột đầu tiên không vẽ sát trục; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.


- Đối với biểu đồ miền: Vẽ khung hình chữ nhật không cân đối, thẩm mĩ; chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.



  1. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:


 





















LớpTổng số học sinh
Biết xác định

và vẽ đúng



Chưa biết cách

xác định


9A301812
9B342014


SKKN Địa lí 9: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top