loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
- “Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã có. Vấn đề bây giờ là thực hiện như thế nào? Ai thực hiện? Nếu không ai rõ phần việc của mình thì rất tai họa” – Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED).
Chiều 20/12, Hiệp hội Vì Giáo dục cho Mọi người Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giải pháp cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".
Trước đó, hội nghị đã ghi nhận gần 40 lượt ý kiến từ các trí thức, chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các nhà trường với những trăn trở, đóng góp xung quanh vấn đề đổi mới chương trình, SGK phổ thông; đổi mới giáo viên; đổi mới giáo dục đại học; đổi mới quản lí…
Ông Trần Xuân Nhĩ (bên trái) và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại hội nghị chiều 20/12. (Ảnh: Văn Chung). |
Bộ không thể ôm mọi việc
Ông Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL) tóm tắt những nội dung chính của các ý kiến khi trình bày vấn đề với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
“Phải coi trọng tiếng Anh, dạy cho trẻ từ lớp 1, không thể để ngoại ngữ của người Việt thua cả Campuchia như hiện nay”- ông Nhĩ nói.
Vấn đề phân luồng được nhắc tới như một giải pháp quan trọng của đổi mới. “Phân luồng cần làm sau THCS, định hướng nghề nghiệp ở THPT rồi đại học. Bậc THPT nên phân thành 3 luồng: THPT đào tạo tiếp lên ĐH-CĐ (có thể khoảng 50% HS tốt nghiệp THCS) với 2 năm đào tạo; đi học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề ngắn hạn”.
Với việc giảm 1 năm học so với 12 năm đào tạo bắt buộc như trước đây theo ông Nhĩ sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước từ 30.000-40.000 tỷ đồng .
Cơ cấu các bậc học hiện nay theo các chuyên gia cũng cần sắp xếp lại với việc chỉ có 1 bậc tiểu học, 1 THCS, 1 THPT, 1 CĐ, 1 ĐH để tập trung sự quản lí của Bộ GD-ĐT, tránh sự chồng chéo quản lí của nhiều bộ ngành.
“Cần phải chuyển sang cơ chế quản lí giáo dục mở, phá bỏ rào cản để người học có thể học tập suốt đời. Việc thi cử, tuyển sinh nên để các trường tự lo. Bộ cần kiểm soát chất lượng đầu ra của các trường.
Kỳ thi ĐH-CĐ theo hình thức 3 chung bộ đã làm nghiêm thì không cớ gì không làm được ở kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Giải pháp là với học sinh học hết chương trình phổ thông nếu đạo đức không vi phạm, đạt điểm trung bình trở lên thì Bộ GD-ĐT cấp họ chứng chỉ hoàn thành bậc học này. Với chứng chỉ này người học có thể nộp đơn vào các ĐH-CĐ (có thể có thi thêm hoặc phỏng vấn) hay đi học nghề ngay.
Phương án tự chủ tuyển sinh bộ vừ đưa ra chưa thật mở, mới chỉ hé cánh cửa mà thôi. Việc đổi mới thi cử chúng tôi nghĩ nếu bộ chỉ đạo quyết liệt thì sang 2014 sẽ làm được ngay” – ông Nhĩ tổng kết.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng đổi mới không thể thành công nếu không đổi mới đào tạo giáo viên cũng như chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho người thầy. “Không thể để giáo viên “chân ngoài” dài hơn “chân trong” (nhiệm vụ dạy học-PV) được” – Vị Phó chủ tịch ví von.
Thay mặt cho các ý kiến, ông Nhĩ cũng đề nghị với lãnh đạo ngành giáo dục “với hơn 1 triệu giáo viên hiện có, mỗi năm ít nhất phải 10% cần được đi đào tạo lại với thời gian 1 năm. Phải tăng cường dạy nghiệp vụ, tránh làm tập trung dẫn đến tam sao thất bản như hiện nay”.
Cho rằng việc dành 70.000 tỷ đồng cho việc viết sách giáo khoa đổi mới là quá lớn, ông Nhĩ cho biết: “Hiện có rất nhiều hội, hiệp hội sẵn sàng giúp đỡ bộ trong việc này. Đồng tiền như mồi câu cá. Bộ cần tính toán làm sao bỏ mồi ít mà vẫn bắt được cá lớn, cần tận dụng nguồn lực từ dân. Cái gì người dân làm được thì trao cho họ, còn lại thì bộ làm. Bộ không thể làm hết tất cả mọi việc”.
Đề xuất được ông Nhĩ thay mặt các ý kiến đưa ra: “Bậc học mầm non mỗi gia đình hoàn toàn lo được. Nhưng vừa qua bộ lại chuyển hết các trường bán công, tư thục vào công lập. Chúng tôi cho rằng bộ chỉ cần hỗ trợ cho cháu nào không có điều kiện đi học hay lo cho các trường vùng khó khăn, vùng núi.
Ngân sách cần tập trung cho các trường tiểu học và trung học, tránh tình trạng lạm thu nhức nhối như hiện nay. Từ đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ-ĐH trừ trường cái mà dân không làm được thì nhà nước mới lo, còn lại nên để dân tự làm”.
Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Lê Trường Tùng bức xúc chỉ ra nhiều bất cập trong quản lí bậc đào tạo ĐH “không đâu như ở VN” khi bộ các trường công vẫn “thống trị tuyệt đối”. Bộ vẫn dành nhiều ưu tiên cho trường công như thuế, diện tích mặt bằng không đảm bảo vẫn được hoạt động, cản trở cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa trường công-trường tư…
Theo ông Tùng: “Nếu không mạnh dạn đổi mới như vậy e khó thúc đẩy kinh tế nước nhà phát triển”.
Lo “tai họa”
Có mặt tại hội nghị, ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) không đi vào cụ thể từng công việc mà tổng kết ngắn gọn:
“Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện đã có rồi, không nên bàn lại nữa. Vấn đề hiện nay là thực hiện như thế nào. Việc cần làm rõ là ai sẽ thực hiện nghị quyết thành thực tế? Tôi cho có 5 nhà là chủ thể của bất kỳ nền giáo dục nào, gồm: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, nhà mẹ (gia đình), người học. 5 chủ thể này sẽ phải làm công việc của mình và làm tốt thì bất cứ nghị quyết, luật nào ra nếu nghị quyết, luật tốt thì nền giáo dục sẽ tốt.
Ông Giản Tư Trung. (Ảnh: Văn Chung) |
Nếu không làm rõ từng công việc cho những nhóm người này thì sẽ rất tai họa cho nền giáo dục. Nhiệt tình mà không đúng việc sẽ rất tai họa. Trước khi làm tốt việc thì phải làm đúng việc cái đã”.
Theo ý kiến của ông Trung: “Nhà nước hiện nay theo nhiều chia sẻ và quan sát rõ ràng đang làm nhiều công việc không phải của mình, nhiều việc lại không có thời gian đầu tư để làm tốt. Hoặc nhà trường đang làm rất nhiều công việc của nhà giáo, nhà giáo làm nhiều việc của học trò.
Nói tóm lại mỗi người hãy giành lại quyền của chính mình và trả lại quyền cho chủ thể khác. Bất kỳ chủ trương chính sách giáo dục nào đưa ra phải định nghĩa lại vai trò của các chủ thể then chốt nhất trong nền giáo dục quốc gia” .
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Đổi mới giáo dục có nhiều cách làm, tùy giai đoạn với từng công việc khác nhau. Bộ ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, tâm huyết cho sự phát triển giáo dục nước nhà”.----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment