loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Việc nhầm đáp án, sai mã đề thi, đề sai chính tả… là những sai sót trong việc ra đề tại các kỳ thi khiến dư luận xôn xao.
Đề thi Vật lý nhầm đáp án
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 ở môn Vật lý (không phân ban), một số giáo viên phát hiện có sự nhầm lẫn trong một câu hỏi khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án.
Cụ thể trong câu hỏi 29, mã đề 128: "Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là?" Các đáp án được đưa ra: Vận tốc truyền sóng (A); Biên độ sóng (B); Tần số sóng (C); Bước sóng (D). Đáp án của Bộ là phương án B.
Tuy nhiên, theo các giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội: Dựa vào định nghĩa của sự truyền sóng và biên độ thì đáp án đúng phải là đáp án C: Tần số chứ không phải là đáp án B (Biên độ sóng).
Đề thi nhầm tác giả
Sự việc xảy ra tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2011-2012 của Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa. Nội dung câu hỏi môn Văn yêu cầu viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương qua hai câu thơ: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
Đây là đề thi được đánh giá hay, khơi gợi được nhiều cảm xúc từ học sinh. Tuy nhiên, đề thi bị phát hiện sai sót ở việc xác định tác giả của 2 câu thơ trên. Giáo viên ra đề cho rằng đó là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, nguồn gốc của 2 câu thơ trên lại là của nhà thơ Kahlil Gibran (người Libăng) do nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chuyển ngữ.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng lên tiếng xác nhận sự việc này. Ngay khi sự việc được phát hiện, đại diện Sở GD&ĐT Khánh Hòa đã thừa nhận có sai sót. Đại diện Sở cũng khẳng định sự nhầm lẫn này không ảnh hưởng đến kết quả thi của học sinh.
Đề thi 'khuyến mãi' đáp án
Vừa qua, đề thi học kỳ môn Vật lý lớp 8 của trường THCS Thị Trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh cũng có sai sót khi đề thi kèm theo đáp án ở một câu hỏi trong bộ đề.
Cụ thể, ở câu số 3 trong đề thi hỏi: “Phát biểu nguyên tắc bình thông nhau? Ngay sau câu hỏi, đề thi kèm theo luôn cả đáp án: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng một độ cao”.
Ngay khi nhận được đề nhiều học sinh khá ngỡ ngàng và phải chờ thông báo của giáo viên mới làm bài.
Trao đổi với báo chí, ông Ngô Văn Rẻ, trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tân Biên, cho biết: Ngay khi nghe tin đã trao đổi với lãnh đạo trường THCS Thị Trấn Tân Biên. Nhưng khi được hỏi cách khắc phục như thế nào thì đại diện Phòng GD&ĐT chỉ bảo đang thanh tra hiện chưa có kết quả nên chưa đưa ra hướng xử lý.
Đề thi có kèm theo đáp án của trường THCS Thị Trấn Tân Biên, Tây Ninh. Ảnh: FB.
Đề thi sai chính tả gây tranh cãi
Đó là kỳ thi học kỳ 2 năm học 2012 -2013 của Sở GD&ĐT Tiền Giang khi nhiều phụ huynh và học sinh bức xúc về đề thi môn Ngữ văn có lỗi chính tả và đáp án không thuyết phục.
Trong câu 1: “Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lược bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình” sai chữ lược (đúng phải là lượt).
Ở câu 5: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”? Gợi ý đáp án cho rằng “có chí thì nên” là một chân lý. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh đáp án đó không thỏa đáng. Việc giải nghĩa từ “chí” là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại cũng được cho là hơi khiên cưỡng khiến học sinh không thể phát huy hết sự sáng tạo của mình.
Đại diện Sở GD&ĐT Tiền Giang thừa nhận có lỗi sai sót trong đề thi này. Đây là đề thi do thầy Thái Văn Bảy ra. Thầy Bảy cũng thừa nhận có lỗi chính tả ở câu số 1. Còn nội dung đáp án ở câu số 5, thầy Bảy cho biết đề ra hoàn toàn dựa trên chương trình sách giáo khoa hiện nay.
Sai mã đề thi môn tiếng Anh
Đó là sai sót ở kỳ thi môn tiếng Anh vào tháng 4/2011 của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kỳ thi có 13.916 học sinh khối 12 dự thi với 40 hội đồng thi.
Sau khi bóc đề các giáo viên ở Hội đồng thi THPT Nguyễn Huệ phát hiện chỉ có một mã đề đúng, ba mã đề còn lại đều bị sai. Phần sai được xác định ở mục “Điền vào chỗ trống” gồm 5 câu (mỗi câu 0,25 điểm).
Do thời gian môn thi ngắn nên Hội đồng thi không kịp điều chỉnh. Các học sinh dự thi chấp nhận làm đề có mã sai và khá lung túng vì mất nhiều thời gian để giải quyết. Sự việc khiến nhiều học sinh và phụ huynh bức xúc.
Lỗi nghiêm trọng này được người trực tiếp phụ trách việc trộn đề của tỉnh cho rằng là lỗi chủ quan do không kiểm tra kĩ các mã đề sau khi trộn.
Ngay sau đó, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đảm bảo quyền lợi của học sinh bằng cách cộng 1,25 điểm cho các học sinh có mã đề bị sai. Tuy nhiên quyết định này cũng vấp phải phản ứng khi nhiều phụ huynh cho rằng người học giỏi hay yếu môn Tiếng Anh đều được cộng điểm như nhau. Như vậy là không công bằng.
Theo Ione
----------------------------------------------------------------------------------------------Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment