loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
“Bộ
GD&ĐT không nên chọn “điểm sàn” cho các khối thi chỉ dao động quanh vị trí
giữa phổ như các năm vừa qua mà phải căn cứ vào phổ điểm cụ thể của từng khối
thi. Tốt hơn hết là chọn “điểm sàn” trùng với vị trí đỉnh phổ (chứ không phải
là điểm trung bình như Bộ dự kiến). Trường hợp phổ “đẹp”, có phân bổ đối xứng
thì đỉnh phổ đương nhiên sẽ trung với vị trí giữa phổ” TS. Lê Viết Khuyến nhấn
mạnh.
Toàn cảnh tuyển sinh lớp 10 năm 2014
Toàn cảnh tuyển sinh đại học năm 2014 ======================================
Phân tích dự báo số liệu giáo dục Việt Nam - V.TECHXem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT công
khai phổ điểm thi đại học, cao đẳng đến năm 2013 để xã hội giám sát quá trình
làm đề và chấm thi đại học.
Theo
quan niệm chung phổ điểm thi đại học được hiểu là biểu đồ phân bổ điểm thi đại
học theo từng môn thi và theo tổng điểm của cả ba môn thi.
Từ năm nay sẽ công khai phổ điểm
Trả lời báo chí ngay
sau khi công bố điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2013, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Bùi Văn Ga cho rằng, năm 2013 bộ sẽ công bố công khai phổ điểm để cho xã hội
cùng kiểm tra, tính toán, giám sát chất lượng của thí sinh, với phổ điểm ấy thì
bất cứ ai cũng có thể biết được điểm sàn là bao nhiêu.
“Có thể từ nay chúng ta sẽ sử dụng phương án
này (tổng điểm bình quân của thí sinh) để tính toán điểm sàn cho những năm sau”
Thứ trưởng Ga nói.
Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi đại học, cao đẳng. Trong ảnh là phổ điểm thi khối A năm 2013.
Có phổ điểm nhưng chưa yên tâm
TS.
Lê Viết Khuyến nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học
(Bộ GD&ĐT) cho biết việc Bộ GD&ĐT công khai phổ điểm là
điều đáng hoan nghênh. Phổ điểm thi của năm 2013 được đánh giá là khá cân đối.
Theo ông, những năm tới đề thi mang tính chất chuẩn mực cần phải cố gắng nhiều
để làm sao đỉnh của phổ điểm rơi vào khoảng giữa phổ (15-16 điểm).
Và,
nếu chưa đạt được điều đó việc tổ chức ra đề và thi của bộ vẫn chưa thực sự
hướng vào lấy người học làm trung tâm, vấn đề này đi ngược lại với xu hướng của
đại học thế giới hiện nay.
Vấn
đề có phổ điểm vậy có khiến nhiều trường dồi dào nguồn tuyển hay không? TS.
Khuyến cho rằng, điều đó còn phải phụ thuộc vào tỉ lệ điểm ảo trong kết quả thi
của thí sinh. Và điều này thì Bộ GD&ĐT không thể kiểm soát được, nếu tỉ lệ
điểm ảo cao thì tình trạng cạn kiệt nguồn tuyển vẫn sẽ còn.
Bảng phổ điểm từ năm 2008 - 2012 cho thấy, phổ điểm các môn ít khi đạt chuẩn
Kết
thúc một năm tuyển sinh nữa, TS. Lê Viết Khuyến nói ông vẫn chưa thật hài lòng
và chưa yên tâm với cách xác định điểm sàn như hiện này của bộ.
Bởi vì, nếu nói như Bộ
GD&ĐT, từ năm nay trở về sau có thể sử dụng cách xác định điểm sàn này
(tổng điểm bình quân của thí sinh) để tính điểm sàn thì đó là suy nghĩ chủ
quan. Việc xác định điểm sàn nhưng Bộ GD&ĐT vẫn kiểm soát cả chỉ tiêu, do
đó việc định được điểm sàn chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ
để được vào đại học.
Đánh
giá về phổ điểm năm 2013, TS. Lê Viết Khuyến cho biết, nhìn chung rất ít môn
thi có phổ điểm đạt “chuẩn”. Môn thi có phổ điểm ”đẹp” nhất là môn Văn (cho cả
2 khối thi C và D) và tiếp đó là môn Địa (Khối C) - Phổ điểm của từng môn này
có phân bố khá đối xứng. Tất cả các môn thi còn lại (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử,
Ngoại ngữ) thường có phổ điểm rất “xấu”, đỉnh phổ thường lệch mạnh về phía
trái. Có xu hướng phổ điểm bị mất đối xứng nhiều hơn đối với các môn thi có đề
dạng trắc nghiệm.
Về
phổ của tổng điểm 3 môn cho từng khối thi: Khối C có phổ “đẹp” nhất, phân bố
gần đối xứng. Do đó nếu xác định điểm sàn cho khối này ở gần điểm giữa phổ là
hợp lý. Phổ khá ”xấu” đối với 3 khối còn lại (A, B, D), đặc biệt “rất xấu” ở
khối A là khối chiếm số đông thí sinh. Ở khối này đỉnh phổ chỉ ở vị trí 6-7/30
nên nếu lấy điểm sàn ở vị trí gần giữa phổ (15/30) sẽ loại ra phần lớn thí
sinh.
Toàn cảnh tuyển sinh lớp 10 năm 2014
Toàn cảnh tuyển sinh đại học năm 2014 ======================================
Phân tích dự báo số liệu giáo dục Việt Nam - V.TECH
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment