loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Đói là câu chuyện có thật ở Trường Mầm non Tân Phượng, huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay nói rộng hơn, khi các cháu còn không đủ ăn thì cha mẹ cháu cũng chẳng hơn gì.
Có lẽ cha mẹ các cháu đã nhường hết những gì ngon nhất cho con mình, cho nên cái đói không chỉ dành cho trẻ em.
Lướt tít bài “Đói ở lớp học bản Dao” trên Báo Dân Việt ngày 20.12, không thể không vào đọc. Đến bây giờ, có một nơi nào đó để dân đói là điều khó tin, nhưng điều khó tin đó có thật. Các cô giáo ở trường Tân Phượng đã cho phóng viên xem hình ảnh những chiếc cặp lồng cơm do phụ huynh gửi lại nhờ cô giáo cho các cháu ăn trưa.
Trong cặp lồng là mì tôm, cơm không, có cặp lồng là cái bánh nếp không nhân, chỉ vài cặp lồng có ít cá, mắm hay con tôm. Mì tôm nấu từ sáng nên đến trưa nhão như cháo. Vào kỳ đói giáp hạt, cơm phải độn thêm sắn.
Với phần ăn của trẻ em như vậy, dùng từ đói là chính xác nhất. Đói không có nghĩa là không có gì ăn, mà ăn không có đủ dinh dưỡng, ăn thiếu lượng, thiếu chất. Với phần ăn là gói mì, là cái bánh nếp, là ít cơm không, chắc chắn các bé đói quay quắt.
Không phải chỉ có trẻ em của một bản này, mà nhiều nơi khác cũng trong tình trạng tương tự. Dự án “Bữa cơm có thịt” do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng thu hút được sự ủng hộ là vì cộng đồng nhìn thấy được sự thiếu đói trong bát cơm của trẻ em các tỉnh vùng cao phía bắc. Nhưng tấm lòng của các nhà hảo tâm dù mênh mông đến mấy cũng không ôm hết trẻ em nghèo, rồi cũng bữa đói bữa no, bữa có thịt, bữa cơm không.
Các cháu cần có sự giúp đỡ để qua cơn đói khát, nhưng lâu dài và ổn định, đó là sự lo toan, chở che bằng chính sách cơm no áo ấm của một quốc gia.
Ngược vào phương Nam, năm học 2013-2014, tỉnh An Giang có gần 5.000 học sinh THCS và THPT bỏ học. Các em bỏ học vì gia đình nghèo, phải đi làm thuê làm mướn, nghề phổ biến nhất là bán vé số dạo, hoặc phụ giúp gia đình, giữ em cho cha mẹ đi làm.
Không chỉ ở An Giang, các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh miền núi miền Trung, phía bắc có tỉ lệ học sinh bỏ học rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nghèo. Hãy nhìn vào bát cơm của những đứa trẻ, hãy nhìn vào số học sinh bỏ học để thấy lo lắng cho tương lai đất nước.
Một đứa trẻ thất học, một gia đình nghèo khổ là chuyện của một nhà. Hàng vạn gia đình nghèo khổ, hàng vạn trẻ em thất học là chuyện của một đất nước.
Xin thôi những báo cáo ồn ào thành tích, xin hãy bỏ những khẩu hiệu ấm no hình chiếc bánh vẽ, mà hãy làm ra chiếc bánh thật. Đã là bánh vẽ thì dù đặt tên thật hoa mỹ, nó cũng là chiếc bánh vẽ. Còn là bánh thật thì đặt tên gì nó cũng ăn được để no cái bụng dân chúng.
Theo Báo Lao Động
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment