Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
 - Đổi mới toàn diện nền giáo dục liệu có thành hiện thực khi mà pháp luật và công tác thanh tra còn quá nhiều điều để nói?

Năm 2013 sắp đi qua, bên cạnh một số sự kiện lớn của ngành Giáo dục như Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực, Trung ương Đảng ban hành nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục… thì cũng là một năm đầy ắp những chuyện bi hài về sự nghiệp trồng người. 


Có thể liệt kê vài sự kiện như trường cao đẳng kiện Thanh tra Bộ, giảng viên trường Kinh tế Quốc dân kiện Bộ trưởng, Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương kiện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh…
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn tại các cơ sở giáo dục cả công lập (CL) lẫn ngoài công lập (NCL) là một số điều khoản trong luật, các văn bản quy phạm pháp luật ban hành gần đây và công tác thanh tra của Bộ. Có thể đơn cử một vài dẫn chứng:
1. Quyết định 63/2011/QĐ-TTg áp dụng cho các trường CĐ-ĐH NCL quy định: “số lượng thành viên (HĐQT) là số lẻ; trong đó 2/3 số thành viên phải có trình độ đại học trở lên”. Với quy định này 1/3 số thành viên HĐQT không bị bắt buộc về trình độ, thế nên mới có người chỉ tốt nghiệp phổ thông đang lãnh đạo hoặc tham gia HĐQT một số trường CĐ-ĐH, họ đang ban hành các “quyết sách” về đào tạo đại học và trên đại học tại cơ sở của mình.
2. Điều 20 Luật Giáo dục đại học quy định tiêu chuẩn của Hiệu trưởng các ĐH NCL: “đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm; Có trình độ tiến sĩ”. Với quy định này không khó để nêu tên một số hiệu trưởng, hiệu phó các trường CĐ-ĐH không có một giờ dạy học mà chỉ có tấm bằng tiến sĩ mua chui từ nước ngoài.
3. Khoản 3 điều 9 thông tư 57 (TT-57-BGDĐT) quy định: “Những cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định hiện hành và bị trừ chỉ tiêu tuyển sinh của năm sau. Số bị trừ bằng tổng số tuyển vượt của các năm trước". Với quy định này các trường cứ vô tư tuyển vượt 14.9999 % chỉ tiêu là Bộ không có quyền kỷ luật? …
Riêng với các trường CĐ-ĐH ngoài công lập, ngày 16/12/2013 tác giả Tuệ Minh báo Giáo dục và Thời đại nêu nhận định: “những bất cập còn tồn tại ở không ít trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay là mâu thuẫn về quyền lợi, nảy sinh mất đoàn kết. Một số trường, chủ đầu tư nắm quyền, các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê…”[1].
Ý kiến của nhà báo Tuệ Minh không phải là mới, nó đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề là vì sao Bộ GD&ĐT và chính quyền, tổ chức đoàn thể các địa phương lại để nó xảy ra ngày càng trầm trọng như vậy?
Báo Infonet.vn ngày 7/4/2012 đưa tin “HĐQT trường ĐH Hùng Vương cũng đã có Công văn gửi các cơ quan báo chí. Theo Công văn này, ông Đặng Thành Tâm đã kiến nghị trực tiếp với lãnh đạo TP, xin thôi chức Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hùng Vương, xin tặng lại số tiền đã góp vào trường và giao cho Thành ủy TP quản lý”. Cũng ở ĐH Hùng Vương, báo Dân Việt (16/12/2013) đưa tin “một số thành viên của HĐQT “được công nhận hợp pháp hiện nay” đều được công nhận… bất hợp pháp”.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 2/12/2013 có bài: “Xã hội hóa giáo dục: Nhìn từ bài “Ai cho tiền thì bảo vệ người ấy"” phân tích việc Tổ chức Tỉnh ủy thông báo miễn nhiệm chức Bí thư Chi bộ trường Đại học Chu Văn An vì vị Bí thư này không đảm nhận các chức vụ quản lý tại ngôi trường mà ông là người sáng lập và hiện vẫn sở hữu gần 20% cổ phần.
Nhìn chung các sự kiện nêu trên cho thấy một xu hướng là chính quyền và tổ chức chính trị địa phương đang dành sự ưu ái cho các nhà đầu tư hơn là các nhà sư phạm, những người sáng lập các cơ sở giáo dục NCL. Cần phải khẳng định sự ủng hộ này là cần thiết nếu nó dựa trên sự công tâm, tuân thủ các quy định của tổ chức, đoàn thể và pháp luật hiện hành.
Thực tế cho thấy phần lớn các nhà sáng lập, các nhà giáo không chỉ yếu về lĩnh vực quản lý, kinh doanh, không dành sự quan tâm cần thiết đến việc tìm hiểu pháp luật mà còn khá chủ quan trước sự khốc liệt của thương trường. Thẳng thắn mà nói, chẳng mấy người khi dành công sức, tiền của mở trường lại chỉ vì mục đích cống hiến cho xã hội mà không quan tâm đến lợi ích cá nhân. Lợi ích ở đây có thể là kinh tế mà cũng có thể là tiếng tăm, uy tín xã hội… Việc bị thua trên sân nhà, việc bị các nhà đầu tư chèn ép đến mức phải sử dụng các biện pháp đối phó cực đoan (nắm giữ con dấu) một phần cũng là tại các nhà giáo.
Khi mở rộng “sân chơi” giáo dục cho các nhà đầu tư, không chỉ các quy định của pháp luật mà cả cách thức xử lý vụ việc của chính quyền, đoàn thể cho thấy vẫn còn khá nhiều điều phải bản luận. Xã hội hóa giáo dục cần các nhà đầu tư nhưng không có nghĩa là biến giáo dục thành một môi trường kinh doanh vô điều kiện. 
Câu chuyện ở ĐH Hùng Vương TP HCM cho thấy khi thuận lợi thì nhà đầu tư nhảy vào thâu tóm quyền lực, khi có vấn đề thì vội vàng bỏ chạy. Việc ông Đặng Thành Tâm rút toàn bộ vốn góp ở ĐH Hùng Vương giao cho Thành ủy TP HCM quản lý không phải là không gây hệ lụy cho trường. Bao nhiêu kế hoạch đào tạo, tuyển sinh, kế hoạch đầu tư sẽ bị phá sản khi nguồn vốn bị cắt đột ngột? Điều đáng nói là tương lai của hàng ngàn sinh viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ vì những người có quyền lơi đấu đá với nhau.
Dù vụ kiện ở ĐH Hùng Vương kết thúc thế nào thì cũng phải có một hình thức xử lý những người bất chấp đạo lý của người có học, (trong đó có cả thầy cô giáo) xem quyền lợi của sinh viên thấp hơn quyền lợi cá nhân mình. Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT và chính quyền địa phương không thể để các nhà đầu tư thích thì mua trường, không thích thì rũ bỏ. Cần phải xem xét trách nhiệm pháp lý của nhà đầu tư nếu việc rút vốn và những cuộc đấu đá nội bộ gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà trường.
Có thể thấy thực sự đang tồn tại nhiều vấn đề trong công tác thanh tra của Bộ GD&ĐT cũng như công tác quản lý của chính quyền địa phương, đây là một trong nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng bất ổn giáo dục hiện nay.  Ngay tại Thủ đô Hà Nội, báo chí phanh phui “Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội không có Hiệu trưởng, không có Trưởng phòng đào tạo…” và nêu câu hỏi: “Vậy tại sao Bộ lại không thể phát hiện ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội?” [2].
Cần phải nói rằng tình trạng trường “không có Hiệu trưởng, không có Trưởng phòng đào tạo” không phải là cá biệt ở ĐH tư thục Hữu Nghị, Thanh tra Bộ cũng đã vài lần làm việc tại những trường như vậy nhưng vẫn làm ngơ, lý do thì không nói ai cũng hiểu.
Báo chí cũng đã chỉ ra rất nhiều sai phạm trong công tác tuyển sinh của các trường CĐ-ĐH công lập, đặc biết là khối trường do bộ Công Thương quản lý nhưng Thanh tra Bộ đã làm gì? Trong bài “Vì sao họ kéo nhau ra tòa” [3] tác giả viết: “Với cách tính "dễ dãi" nêu trên, ĐHCN TP. HCM đã tuyển vượt quy định khoảng 30.000 sinh viên, nghĩa là vượt 74.6%,  gấp gần 05 lần quy định trong Thông tư 57”.
Sự “im lặng” khó hiểu của Bộ GD&ĐT nếu không do sự “nể nang, vuốt ve” (như cách nói của Chủ tịch nước) của các đơn vị chức năng, đặc biệt là Thanh tra Bộ thì chỉ có thể là do ở tầm vĩ mô, lợi ích nhóm đã “xé toạc” các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng thế mà chỉ cần kiện Thanh tra ra tòa là Bộ vội vàng “hòa giải”!
Đổi mới toàn diện nền giáo dục liệu có thành hiện thực khi mà pháp luật và công tác thanh tra còn quá nhiều điều để nói? Luật có thể sửa nhưng những người cầm cân nảy mực, những người có trách nhiệm bảo đảm sự công minh của pháp luật còn đang mải lo cho “nồi cơm”  nhà mình thì chiều hướng đi xuống của giáo dục vẫn còn lâu mới chạm đáy.

Tài liệu tham khảo:
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top