loading...
Hướng dẫn mua bán Bitcoin ==> Bấm vào đây
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Học sinh trung học cơ sở Trưng Vương - Hà Nội trong giờ tan học. Ảnh: Ngọc Châu.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
Xem điểm chuẩn
Mua gì cũng được giảm giá, hoàn tiền ==> Bấm vào đây
Theo Bộ GD&ĐT, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề hiện chưa đến 6%. Già nửa học sinh tốt nghiệp THPT cũng vào ĐH và CĐ, số còn lại phần lớn tham gia ngay vào thị trường lao động mà không qua học nghề. Thoát khỏi thực trạng này bằng cách nào đang là một câu hỏi lớn.
Học sinh trung học cơ sở Trưng Vương - Hà Nội trong giờ tan học. Ảnh: Ngọc Châu.
97,7% học sinh muốn thi ĐH
Phân luồng là một chủ trương được quán triệt nhất quán trong nhiều hội nghị trung ương cũng như trong hệ thống văn bản pháp quy từ hàng chục năm nay.
Một trong những mục tiêu của Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 - 2012 từng đặt ra yêu cầu “điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo” và đến năm 2020 “các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp THCS”.
Tuy nhiên, mô tả của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chuyên gia tại hội thảo về phân luồng học sinh sau THCS và THPT được tổ chức ngày hôm qua tại Hà Nội cho thấy thực trạng bức tranh phân luồng ngày càng ảm đạm.
Hiện nay việc đi lên THPT, ĐH, CĐ được xem là con đường chính, còn con đường mòn nho nhỏ ngoằn ngoèo là học nghề thì ít người vào. Nếu là con chúng ta, chúng ta có cho vào không? Câu trả lời là không. Vì sao không? Vì chính chúng ta thấy chưa ổn, chưa an toàn. Bây giờ phải làm sao phải tạo lập được một con đường phải ổn, phải an toàn, phải tới được đích? Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận |
Theo báo cáo của Vụ GD Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, năm học 2011 - 2012 cả nước có khoảng trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, khoảng trên 8% nữa vào bổ túc THPT; trong khi đó tỉ lệ vào học TCCN chỉ khoảng 2%.
Một số ít đi học nghề, còn lại tham gia luôn vào thị trường lao động. Cũng năm học này, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào ĐH, CĐ là 46,5%; vào TCCN là 22,4%.
“Trong hai năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012, cộng tất cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp, con số này khoảng 350.000 học sinh. Nếu những em này được học nghề từ sớm thì hiệu quả kinh tế cao hơn”, một đại diện Vụ GD Chuyên nghiệp nhận xét.
Theo các chuyên gia, sự èo uột của hoạt động tuyển sinh hệ thống trường TCCN và trường nghề chịu tác động rất lớn từ nhận thức của gia đình, xã hội và học sinh về vị trí và vai trò của giáo dục nghề nghiệp.
PGS TS Đỗ Thị Bích Loan, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, cách đây hai năm, viện này đã từng làm một khảo sát lấy ý kiến của các em học sinh tại bốn địa phương, trong đó có Hà Nội, về mong muốn vào học ở cơ sở giáo dục nào sau khi học xong THCS. 69% học sinh Hà Nội muốn vào THPT, chỉ 2,9% muốn vào trường TCCN và 1,8 muốn vào trường nghề.
Cũng năm đó, viện này làm một khảo sát khác về phân luồng học sinh sau THPT ở 20 trường của 10 tỉnh/ thành đại diện cho ba vùng Bắc, Trung, Nam. 97,7% trong tổng số 1.737 học sinh được hỏi cho biết các em sẽ thi ĐH sau khi tốt nghiệp THPT. Riêng bốn tỉnh Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam và Đồng Nai, có 100% số em được hỏi đều cho biết là sẽ thi ĐH.
Phân luồng: phải tạo lập con đường dẫn tới đích
Để trả lời câu hỏi “tại sao thất bại” trong công tác phân luồng, TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục đã tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm vực dậy công tác tổ chức hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo TS Phương, học sinh THPT thực sự đói thông tin và không được tư vấn đầy đủ. Ở nhiều nơi, hoạt động giáo dục hướng nghiệp “chết” ngay tại trường THPT. Đã vậy giáo dục hướng nghiệp nếu có lại chủ yếu dẫn dắt con em đến các việc làm công ăn lương mà ít để ý đến tạo lập tinh thần kinh doanh/tự chủ.
Theo TS Phương, giáo dục hướng nghiệp phải được triển khai ít nhất từ lớp 6, không có lý gì đến lớp 9 mới làm như hiện nay trong khi cuộc chạy đua cho tương lai con em được bắt đầu từ lớp 1.
“Học sinh phổ thông phải sớm được làm quen với thế giới việc làm và biết đánh giá đúng năng lực, thiên hướng thực của mình. Để làm được việc này nhất thiết phải có các công cụ được thiết kế khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”, TS Phương đề nghị.
GS TSKH Nguyễn Minh Đường (nguyên Vụ trưởng Vụ GDCN và Dạy nghề khi vụ này còn thuộc Bộ ĐH và TCCN) đưa ra sáu kiến nghị để phân luồng giáo dục, trong đó có giải pháp “thực hiện nhất quán phân luồng với liên thông trong giáo dục”.
“Hạn chế tối đa hình thức đào tạo liên kết giữa các trường ĐH và TCCN, Trung cấp Nghề, CĐ và CĐ Nghề để đào tạo chuyển tiếp lên ĐH, để không phá vỡ kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia trong từng kế hoạch 5 năm”, GS Nguyễn Minh Đường nói.
Còn TS Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ GD Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho biết qua kinh nghiệm các nước thì việc làm và thu nhập là những yếu tố tác động sâu sắc vào thực trạng phân luồng. Theo TS Vinh, sắp tới cần đẩy mạnh tư nhân hoá trong giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phân luồng gắn với việc làm.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng nhận định phân luồng là vấn đề rất lớn, rất khó bởi vốn dĩ đào tạo nghề nghiệp chưa được xã hội coi trọng, mặt khác đầu tư cho một trường dạy nghề tốn kém hơn nhiều so với đầu tư cho một trường phổ thông.
Quý Hiên
http://www.tienphong.vn/giao-duc/664503/Loi-thoat-nao-cho-phan-luong-tpp.html----------------------------------------------------------------------------------------------
Chào mừng bạn đến với Sáng kiến kinh nghiệm hay.Nếu bạn thấy nguồn sưu tập này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè lên Facebook, google ... Trân trọng cám ơn
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Post a Comment