Soidiemchontruong

->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Kiếm tiền online, mua bán BITCOIN => Bấm

loading...
Dưới đây là tuyển tập sáng kiến kinh nghiệm hoặc các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 10, 11, 12. Định dạng của các sáng kiến kinh nghiệm (hoặc đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng) đều ở dạng Microssoft Word. Mỗi SKKN đều gồm: Trang bìa, Mục lục, nội dung. (Tài liệu chỉ nên dùng để học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp)

Đề tài: Nâng cao khả năng nói Tiếng Anh cho học sinh bằng việc sử dụng thủ thuật kịch 
trong giảng dạy Tiếng Anh 
Mô tả:
Những cuốn sách giáo khoa thông thường thường hướng tới sự chính xác (accuracy) trong ngôn ngữ, còn thủ thuật kịch lại được thiết kế để tăng cường khả năng nói trôi chảy và lưu loát (fluency)
Nói tới tính chính xác là nói tới việc nhớ có ý thức nhứng qui tắc ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng( lexical). Đương nhiên, điều này là rất cần thiết khi học ngoại ngữ nhưng chưa đủ. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng còn rất cần những cơ hội mà ở đó ngôn ngữ được dùng trong những tình huống thật hoặc với ít sự kiểm soát, nơi mà sự chú ý được tập trung vào việc chuyển tải thành công những thông điệp hơn là vào sự chính xác của các câu trúc ngữ pháp. Đó là chính là “fluency”.
Thủ thuật kịch mang lại ngữ cảnh cho việc đắc thụ ngôn ngữ điều mà khó tìm thấy trong khuôn khổ ước lệ của sách giáo khoa.
Alan Maley trong một bài viết về hoạt động kịch cho rằng: “Textbooks are the vehicles of Learning rather than a stimulus to Acquisition” (1983).
Theo quan của nhà ngôn ngữ học người Mỹ Stephen Krashen, (Krashen 1981) mọi người học ngoại ngữ bằng 2 kênh khác nhau một là bằng phương pháp Acquisition và cách kia là Learning. Trong quá trình “học” người học phải nhớ một cách có ý thức những mục tiêu ngôn ngữ ví dụ như những qui tắc ngữ pháp, từ vựng hay phát âm v..v. Đây là một công việc khó khăn và trong qúa trình học người học có xu hướng quên và có thể mắc lỗi. Anh ta cần phải nghĩ trước khi anh ta sử dụng bất cứ phần nào trong khối lượng kiến thức mà anh ta tiếp nhận được trong quá trình học (learning). Acquisition, ngược lại, là quá trình đắc thụ ngôn ngữ một cách tự động không có chủ ý. Ngôn ngữ mà người học tiếp thu được dường như được phát ra rất tự nhiên. (giống như quá trình nói tiếng mẹ đẻ; người học không có ý thức phải học từ vựng hay qui tắc ngữ pháp trong sách giỏo khoa). Cả hai kênh (learning và acquisition) đều quan trọng. Nhưng learning là những gì được học qua SGK và trong lớp học, còn acquisition như Krashen đă viết “ seems to occur best when language learners focus on massage, and not the forms”.
Hoạt động kịch là mảnh đất màu mỡ gieo trồng và làm phong phú trí tưởng tưởng của người học.

Hàng ngày sức ép học hành khiến học sinh triền miên với bài vở, các em ít có thời gian để phát huy trí tưởng tượng của mình. Chính kịch là nơi mà các em đươc nghĩ, được tô vẽ, được xây dựng cho kịch bản, cho nhân vật của mình. Trí tưởng tưởng tượng biến những điều tưởng chừng như tầm thường trở thành ý nghĩa. Trí tượng là cơ sở của những ước mơ. Cuộc sống sẽ ảm đạm nếu thiếu đi trí tưởng tượng và mơ ước. 
Kịch mang lại cho người học cơ hội trải nghiệm những phạm trù phong phú của ngôn ngữ. 
Ngôn ngữ được dùng như thế nào bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ngữ cảnh mà ở đó nó được sử dụng. Chúng ta nói trong một đám cưới khác khi chúng ta nói trong một cuộc họp; khi chúng ta vào ngân hàng chúng ta cũng nói khác khi ta đi shopping.v..v. Nhưng tất nhiên, không phải chỉ có ngữ cảnh mới ảnh hưởng tới cách sử dụng ngôn ngữ mà chủ đề, địa vị của người tham gia giao tiếp cũng ảnh hưởng đến những gì chúng ta nói. Chúng ta nói bằng cách này với những người trên ta và nói theo cách khác với người bề dưới . Tuổi tác của người nói cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng ngôn ngữ. Một người lớn hiếm khi nói cùng một ngôn ngữ như là một thanh niên nói với một người lớn tuổi. Ngôn ngữ được sử dụng thế nào còn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi vai trò (roles) của người nói. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và đối với mỗi một mối quan hệ mỗi người lại có một vai trò khác nhau. Bạn có thể bắt đầu một ngày trong vai trò của một người cha chịu đưng và đầy yêu thương khi đưa con tới trường. Khi tới công ty bạn lại là một giám đốc quyết đoán và nghiêm khắc với cấp dưới của mình. Và rồi buổi tối trở về nhà bạn lại là một con thỏ ngoan ngoãn trước bà vợ sư tử hà đông. Với mỗi một vai trò bạn lại sử dụng các loại ngôn ngữ khác nhau. Rồi khi bạn cáu giận khác khi bạn vui vẻ. Tất cả những yếu tố trên ngữ cảnh, chủ đề, địa vị, tuổi tác, vai trò, thái độ đều tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ. Chúng ta có thể khiến học trò của mình nhận thức được một trong những yếu tố trên qua bài nghe hoặc bài đọc. Nhưng để trải nghiệm tất cả những yếu tố này trong giao tiếp thì chỉ có thông qua các hoạt động kịch- nơi xảy ra những bối cảnh thật mà ở đó người học có thể là những người khác nhau giao tiếp trong những tình huống khác nhau.  . . . 


 
Xem điểm chuẩn
->Xem điểm chuẩn lớp 10 => Bấm -> Chọn quà tặng ý nghĩa => Bấm

loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Post a Comment


 
Xem diem chuan|Soidiemchontruong ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|Tài liệu|SKKN|Tử vi|Science
Top